Bình ắc quy của bạn có thời gian sử dụng ngắn, bị phù vừa hết hạn bảo hành là phải thay mới dẫn đến bạn tốn nhiều chi phí để thay mới hoặc xe thường xuyên bị hết điện lúc đang vận hành xe trên đường. Giải pháp cho các vấn đề trên chỉ đơn giản là việc sạc điện đúng cách.
BEFORE ALL xin hướng dẫn bạn cách sạc điện để đảm bảo “xế yêu” vận hành ổn định và an toàn.
Thứ nhất, các bạn nên chú ý đến việc sạc đúng cách.
Khi đi về nhà, bạn không nên cắm sạc liền mà nên chờ khoảng 30p-45p rồi hãy gắm sạc.
-Vì khi đi ngoài đường thì bình có tỏa nhiệt, cộng với nhiệt của mặt trời nên bình đang nóng, nếu bạn gắm vào sạc liền thì bình ắc quy chịu nhiệt lớn có thể bị phồng.
-Sau khi sạc xong cũng nên chờ 15-30p rồi hãy đem ra đi. Cũng là để cho bình giảm bớt nhiệt sau khi sạc. Như vậy tốt hơn.
Thứ hai, bạn nên sạc điện khi nào?
Bạn không nên đi hết sạch điện mới sạc, mà nên đi khoảng 70% điện là sạc rồi. Con số 70% này dựa vào đâu?
Cách thứ nhất, bạn sẽ nhìn vào mặt đồng hồ để xem lượng điện còn lại. Hầu hết các xe của Before All hiện nay đều trang bị đồng hồ điện tử hiện đại, hiển thị đầy đủ thong số về lượng điện. Các bạn chú ý nhé, hết khoảng hơn 1 nửa điện trên mặt đồng hồ thì bạn sạc là vừa.
Cách thứ hai, bạn có thể dựa vào số km bạn đã đi.
Ví dụ: Một số dòng xe đạp điện, xe 4 bình ắc quy nhỏ 48V-12A như S3, K2, 133F New V18, sạc đầy đi được khoảng 35-50km thì bạn đi khoảng 30km là bạn nên sạc.
Xe Bat, Titan, Xmen 5 bình ắc quy lớn 60V-20Ah sạc đầy đi được khoảng 80-100km thì bạn đi khoảng 45-50km thì bạn sạc
Thứ ba, bạn nên dùng đúng loại sạc!
Nhiều bạn cục sạc bị hư hay mất khi đi mua thì có thể mua nhầm sạc.
Ví dụ xe điện của bạn là xe đạp điện, xe bình nhỏ 4 bình mà mua cục sạc đạp điện 5 bình hoặc mượn tạm sạc xe máy điện 5 bình là sẽ hư bình liền.
Vậy nên, bạn hãy dùng đúng sạc, có mượn của bạn bè cũng nên mượn giống loại xe mình, hoặc đi mua thì nói đúng loại xe để người bán đưa đúng loại sạc.
Nếu phát hiện sạc nhanh đầy, hoặc sạc lâu (khoảng hơn 10 tiếng) mà cục sạc không báo đầy thì đem cả bình lẫn sạc đến cửa hàng bạn mua xe để được kiểm tra nhé.
Chúc “xế yêu” của bạn luôn “khỏe” giúp bạn có những hành trình vui vẻ và trọn vẹn!